Hotline

0968978911
Danh mục sản phẩm
17/11/2022 - 12:29 PMgiaphucgroup.com 1268 Lượt xem

Định hướng đến năm 2030 tầm nhìn 2050 quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía nam gồm thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang là những vùng kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

quy-hoach-vung-kinh-te-trong-diem-phia-nam-den-nam-2030-tam-nhin-2050

Vị trí, vai trò trong quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía nam:

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang) là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước; là địa bàn có vai trò cầu nối với các khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Tây Nguyên; đi đầu trong hội nhập, mở rộng giao thương, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

- Là vùng đi đầu phát triển trong một số ngành sản xuất và dịch vụ tiện tiến, nhất là các ngành sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất phần mềm, các dịch vụ thương mại, logistics, tài chính, viễn thông, du lịch góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh quốc tế, tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà hạt nhân là thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ tầm cỡ khu vực Đông Nam Á về tài chính, thương mại, du lịch, giao lưu quốc tế.

- Là trung tâm giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao các vùng lân cận và cả nước; đồng thời là trung tâm chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ hàng đầu của cả nước.

Quan điểm và định hướng phát triển trong quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía nam:

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thành vùng động lực thúc đẩy phát triển với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước; là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại lớn của đất nước và khu vực.

- Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, nhất là lợi thế về sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phải đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước; trong đó khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương là địa bàn trọng điểm, phát huy vai trò động lực và lan toả phát triển cho các địa phương khác trong vùng và cả nước.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, tập trung ưu tiên đầu tư các ngành có tiềm năng, lợi thế, có năng suất lao động và hàm lượng tri thức cao, gắn liền với việc đẩy mạnh liên kết giữa các ngành, thành phần kinh tế và giữa các địa phương.

- Tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cho Vùng và cả nước. Nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo với cơ cấu ngành nghề và trình độ hợp lý theo nhiều hình thức.

- Phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo công bằng xã hội, giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các địa phương trong vùng, nhất là đồng bào nghèo, dân tộc thiểu số.

- Phát triển bền vững, hài hoà giữa các mục tiêu về phát triển kinh tế, phát triển xã hội và cải thiện môi trường sinh thái với việc bảo vệ và phát triển rừng; phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường đô thị, nguồn nước và không khí.

- Gắn phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo đảm ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

2. Định hướng phát triển đến năm 2030:

- Tầm nhìn tổng quát: . Đến năm 2030, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tiếp tục là vùng kinh tế phát triển năng động với chất lượng tăng trưởng cao và điển hình về phát triển bền vững, đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức; là vùng kinh tế động lực đầu tàu của cả nước, trung tâm kinh tế của khu vực và châu Á; là trung tâm thương mại tài chính, dịch vụ tầm quốc tế, trong đó trọng tâm phát triển Vũng Tàu trở thành Đô thị du lịch; trung tâm công nghiệp công nghệ cao với trình độ chuyên môn hóa cao; đồng thời là trung tâm văn hoá - đào tạo - y tế chất lượng cao, là vùng có cảnh quan và môi trường tốt. Có cơ cấu kinh tế hiện đại và cơ cấu không gian hợp lý, là chùm đô thị lớn với chức năng đô thị tổng hợp cấp quốc gia, trong đó thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế tổng hợp đa chức năng với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ; có hệ thống các cơ sở văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế và thể dục thể thao ở trình độ cao S9 với khu vực và cả nước.

Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực trong quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía nam:

1. Công nghiệp:

Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao và công nghiệp hỗ trợ.

- Ưu tiên phát triển nhanh các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng và tạo nhiều giá trị gia tăng. Chuyển hướng mạnh mẽ từ phát triển công nghiệp theo chiều rộng sang phát triển công nghệ hiện đại với hàm lượng khoa học công nghệ cao. Ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin trở thành ngành mũi nhọn. Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ nhằm nâng cao tính chủ động trong sản xuất và giá trị quốc gia trong sản phẩm như sản xuất linh kiện, phụ liệu sửa chữa, bảo dưỡng.

- Tiếp tục phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế như: dầu khí, thép, cơ khí, điện, phân bón, hóa chất, công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, giầy da, nhựa.

- Đẩy mạnh đầu tư xây dựng các khu công nghiệp và khu chế xuất theo quy hoạch. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp gắn với xây dựng đồng bộ các điểm dân cư mới phù hợp quy hoạch phát triển đô thị của mỗi địa phương, đảm bảo điều kiện sống cho người lao động. Hình thành vành đai công nghiệp - đô thị của Vùng, hạn chế phát triển thêm các khu công nghiệp trong khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh; chuyển dần các cơ sở công nghiệp sang khu vực còn dư địa phát triển, nhất là các tỉnh Tây Ninh, Long An, Bình Phước, Tiền Giang. Tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào để phát triển tổ hợp quy mô lớn về công nghiệp - dịch vụ và đô thị theo mô hình đô thị công nghệ cao tại Long Thành, thành phố mới Phú Mỹ, Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương

2. Khu vực dịch vụ:

Phát triển các ngành dịch vụ với tốc độ nhanh, chất lượng cao và bền vững.

- Tập trung phát triển các ngành dịch vụ: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; Vận tải và kho vận quốc tế; Viễn thông, công nghệ thông tin; Du lịch; Y tế (đặc biệt dịch vụ y tế kỹ thuật cao); Giáo dục, đào tạo.

- Phát triển thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại, hiện đại, đồng bộ, hợp lý để phát triển dịch vụ phân phối, bao gồm mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, kho bãi..

- Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân, trở thành trung tâm dịch vụ tầm khu vực Đông Nam Á, phát triển đồng bộ các loại hình dịch vụ về tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch, giao lưu quốc tế, viễn thông, vận tải biển. Phát triển thành phố Vũng Tàu là trung tâm du lịch, trung tâm dịch vụ khai thác dầu khí cấp quốc gia và quốc tế. Xây dựng đô thị Biên Hòa và Thủ Dầu Một, là trung tâm dịch vụ lớn về phát triển công nghiệp. Các thị xã, thành phố tỉnh lỵ như Tây Ninh, Đồng Xoài, Tân An, Mỹ Tho là các trung tâm dịch vụ và là đầu mối kết nối với các tỉnh vùng Tây Nguyên và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Xây dựng đồng bộ các khu kinh tế cửa khẩu ở Tây Ninh, Bình Phước và Long An bao gồm cả hệ thống kho ngoại quan, cụm kho lưu hàng tạm nhập tái xuất, bài kiểm hóa... nhằm phát triển mạnh quan hệ buôn bán, xuất nhập khẩu với Campuchia và các nước khác trong khu vực.

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng. Thúc đẩy tăng trưởng du lịch theo hướng bền vững, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng dịch vụ, xây dựng hình ảnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như một điểm đến an toàn, thân thiện với nhiều sản phẩm du lịch phong phú, hấp dẫn. Phát triển du lịch đồng bộ, cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa, đảm bảo đạt hiệu quả cao về kinh tế, chính trị và xã hội; lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng chiến lược lâu dài, du lịch nội địa là then chốt. Tập trung phát triển du lịch MICE gắn với văn hóa, lễ hội, giải trí, du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch giải trí cuối tuần, du lịch thể thao, du lịch mua sắm và du lịch gắn với cửa khẩu. Hoàn thành quy hoạch các khu, điểm du lịch quốc gia trên địa bàn Vùng.

3. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản:

- Phát triển nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam toàn diện, bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá lớn với hình thức tổ chức sản xuất và kỹ thuật hiện đại. Chú trọng phát triển nông nghiệp sinh thái, thân thiện với môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích.

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa; phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, cải thiện chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn. Ứng dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật trong các khâu sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Xây dựng vùng thành một trung tâm giống quốc gia với các cơ sở nghiên cứu thực nghiệm, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, đầu mối tiếp nhận, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng thương hiệu cho một số nông sản có thế mạnh và đặc trưng của vùng.

- Thiết lập lâm phần ổn định theo hướng phát triển rừng cùng với các loại cây công nghiệp dài ngày góp phần cải thiện môi trường sinh thái, phát triển bền vững; củng cố và bảo vệ hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn cho các hồ đập và thủy điện, rừng phòng hộ môi trường cho các khu công nghiệp, các thành phố lớn và phòng hộ ven biển. Bảo vệ các khu rừng để duy trì các hệ thực vật, động vật và đa dạng sinh học, các nguồn gen quí hiểm, đặc biệt là khu vực rừng đầu nguồn, rừng chắn gió chắn sóng ven biển, rừng ngập mặn.

- Mở rộng quy mô nuôi trồng theo phương thức thâm canh và bán thâm canh, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, nâng cao hiệu quả trong khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy, hải sản. Duy trì và nâng cấp đội tàu khai thác thủy, hải sản xa bờ trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái và tái tạo nguồn lợi thủy sản.

4. Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng:

Giao thông vận tải

- Đẩy nhanh xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc. Đến năm 2020 hoàn thành khoảng 580 km đường bộ cao tốc; 80% đường giao thông nông thôn được cứng hóa mặt. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm để giải quyết ùn tắc giao thông và phát triển đô thị.

- Hoàn thành nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam và khu đầu mối thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng đường sắt kết nối với các cảng biển, khu kinh tế lớn; mở mới các tuyến đường sắt kết nối nội vùng và đồng bằng sông Cửu Long; nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam vào thời điểm thích hợp.

- Cải tạo, nâng cấp và hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật các luồng tuyến vận tải thủy nội địa; nâng cấp và đầu tư có chiều sâu các cảng sông. Chuyển đổi công năng một số cảng hàng hóa phù hợp với quy hoạch đô thị để phục vụ vận tải khách và du lịch.

- Nâng cấp các cảng hàng không hiện có để đáp ứng nhu cầu trong từng thời kỳ; hoàn thành xây dựng đưa vào khai thác giai đoạn I cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Cấp điện và bưu chính viễn thông

- Tập trung triển khai xây dựng và hoàn thành các nhà máy điện, mạng lưới phân phối điện đồng bộ, phù hợp với Tổng sơ đồ phát triển Điện lực 7 và tiến độ vận hành các nhà máy điện. Nghiên cứu áp dụng lưới điện thông minh, công nghệ hiện đại trong việc kết nối và điều tiết, hoà mạng đồng bộ với hệ thống lưới điện quốc gia và khu vực.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại, đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị trung tâm. Phát triển ngành bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin theo hướng đa dạng hóa dịch vụ, mở rộng phạm vi và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ. Phát triển bưu chính đạt trình độ hiện đại ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực. Ứng dụng rộng rãi và hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, các ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội, văn hóa và an ninh quốc phòng.

Cấp, thoát nước nước: Xây dựng hoàn thiện hệ thống cấp nước, đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt cho các đô thị , khu dân cư và khu công nghiệp. Tập trung giải quyết tiêu thoát nước cho các khu đô thị, chống ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn. Giảm thiểu tổn thất lũ bão cho các vùng hạ du, ven biển. Từng bước giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng tại thành phố Hồ Chí Minh và tiêu thoát nước cho các khu đô thị.

Thủy lợi: Kiên cố hóa hệ thống các công trình thủy lợi trong vùng nhằm cấp đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Xây dựng các công trình chuyển nước từ lưu vực sông Đồng Nai sang vùng đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô qua sông Vàm Cỏ phục vụ sản xuất về mùa khô; Tập trung giải quyết cấp nước sản xuất cho các vùng thiếu nước về mùa khô nhằm ngăn mặn xâm nhập sâu, nhất là vùng ven sông Sài Gòn. Kiên cố hóa hệ thống đê sông, đê biển nhằm phòng tránh có hiệu quả thiên tai và bảo đảm sản xuất của nhân dân.

Phát triển đô thị và tổ chức vùng lãnh thổ trong quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía nam

1. Phát triển và phân bố hệ thống đô thị:

- Tạo sự liên kết mang tính hệ thống giữa các đô thị trong vùng. Hình thành cơ cấu đa trung tâm nhằm tạo động lực để phát triển các vùng xung quanh, đồng thời giảm áp lực cho khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.

- Phát triển các đô thị: Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Mỹ Tho trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh, đóng vai trò là các cực phát triển trong hệ thống đô thị của Vùng.

- Phát triển các đô thị vệ tinh: Nhơn Trạch, Long Thành, Tam Phước, Hiệp Phước, Củ Chi, Đức Hòa, Trảng Bom, An Lạc, Nhà Bè, Cần Giờ, Dĩ An -Thuận An, Tân An, Gò Công, Bến Lức, Cần Giuộc. Phát triển các hành lang đô thị từ thành phố Hồ Chí Minh gắn kết với các hành lang đô thị hóa như QL1A, QL51, QL22, QL13 và QL50. Phát triển các thị trấn huyện lỵ nằm ngoài ranh giới 50km từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh là các cực phát triển, tạo điều kiện để phát triển khu vực nông thôn.

2. Phát triển nông thôn và phân bố các điểm dân cư

- Tổ chức lại các điểm dân cư dọc các trục lộ giao thông đảm bảo mỹ quan, môi trường, an toàn giao thông. Quy hoạch cải tạo và xây dựng các làng nghề theo hướng phát triển bền vững.

- Hình thành các trung tâm dịch vụ nông thôn; xây dựng các tuyến, cụm dân cư nông thôn có cơ sở hạ tầng đồng bộ đạt tiêu chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

3. Phát triển phát triển các tiểu vùng:

- Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trung tâm dịch vụ, công nghiệp, khoa học và công nghệ của khu vực Đông Nam Á.

- Tiểu vùng Đông Bắc gồm Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu: Là địa bàn phát triển năng động của vùng, chú trọng nâng cao sức cạnh tranh về công nghiệp, phát triển dịch vụ đồng bộ phục vụ tốt cho các ngành công nghiệp chủ lực và mũi nhọn, gia tăng hàm lượng công nghệ, lao động kỹ thuật trong các ngành kinh tế.

- Đẩy mạnh lĩnh vực dịch vụ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó phát triển cảng là nhiệm vụ trung tâm, đồng thời phát triển mạnh dịch vụ logistics. Xây dựng các loại hình, các sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch biển - đảo, Đầu tư phát triển Côn Đảo theo hướng xây dựng thành Khu kinh tế du lịch - dịch vụ chất lượng cao.

- Tiểu vùng Tây Bắc gồm Tây Ninh, Bình Phước: phát triển theo hướng đón đầu quá trình chuyển dịch công nghiệp từ các địa phương khác đồng thời khai thác lợi thế các khu kinh tế cửa khẩu, mở rộng hoạt động kinh tế, thương mại với Campuchia. Xây dựng các điểm, khu dân cư biên giới gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh.

- Tiểu vùng Tây Nam gồm Long An và Tiền Giang: Phát huy vai trò của ngõ, cầu nối giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tiếp tục đầu tư để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và tham gia xuất khẩu. Hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả. Đẩy nhanh tiến độ triển khai và khai thác có hiệu quả các khu, cụm công nghiệp; khuyến khích phát triển các ngành dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất và đời sống.

Chương trình dự án tiêu biểu trong quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía nam:

Đường vành đai 2 TP. Hồ Chí Minh. Đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh. Đường vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh.

05 Tuyến đường trên cao TP. Hồ Chí Minh. Các cầu lớn, hầm vượt sông: Đồng Nai, Sài Gòn, Thị Vải, Nhà Bè, Lòng Tàu.

Các tuyến quốc lộ: QL1A: Mở rộng, nâng cấp, xây tuyến tránh. QL 51: Mở rộng, nâng cấp. QL 56: Đồng Nai - thị xã Bà Rịa. QL22: TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài.

QL22B: Nâng cấp đường gò Dầu - Cửa khẩu Xa Mát (Tây Ninh). QL 13 từ TP. Hồ Chí Minh - Cửa khẩu Hoa Lư.

QL20: Dầu giây (Đồng Nai) - Đà Lạt (Lâm Đồng). Các trục cao tốc qua vùng: TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây. TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu 1 - Chơn Thành, TP Hồ Chí Minh - Trung Lương (mở rộng). Biên Hòa - Vũng Tàu. Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành

Đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải (cả cầu Phước An).

Đường liên cảng Đồng Nai. | Đường Gò Găng - Long Sơn. Đường Mỹ Phước - Tân Vạn.

Đường sắt Nâng cấp cải tạo đường sắt đầu mối hiện có Đường sắt đầu mối TP. Hồ Chí Minh

Biên Hòa - Vũng Tàu. Bình Triệu - Hòa Hưng - Tân Kiên.

Đường sắt nội đô TP. Hồ Chí Minh

Các bến cảng khách tại TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

Đường thủy nội địa: Tuyến Sài Gòn - Kiên Lương (qua kênh Sa Đéc - Lấp Vò). Tuyến Sài Gòn - Kiên Lương (qua Kênh Tháp Mười). Kênh Chợ Gạo.Tuyến Sài Gòn - Cà Mau (qua kênh Xà No)

Nâng cấp CHKQT Tân Sơn Nhất- TP. Hồ Chí Minh.

Xây dựng CHKQT Long Thành - Đồng Nai .

Cải tạo, nâng cấp CHK Côn Sơn - Bà Rịa Vũng Tàu.

Khu Công nghệ cao II tại thành phố Hồ Chí Minh.

Trung tâm Công nghệ sinh học tại thành phố Hồ Chí Minh.

Khu đô thị công nghệ cao Long Thành.

Khu nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Hồ Chí Minh.

Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh.

Trung tâm giao dịch, triển lãm nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn công nghiệp độc hại tại thành phố Hồ Chí Minh.

Dự án 5 kênh Bắc Quốc lộ 1.

Dự án nâng cấp để biến và ngọt hóa Gò Công.

Dự án cải tạo hệ thống kênh chính Cái Cỏ - Long Khốt.

Dự án thủy lợi Phước Hòa Long An (giai đoạn 2)

Dự án thủy lợi Dầu Tiếng Tây Ninh.

Khu du lịch di tích cách mạng Côn Đảo.

Phát triển khu du lịch núi Bà Đen Tây Ninh

Phát triển khu đô thị Mộc bài Tây Ninh.

Trung tâm xét nghiệm y khoa thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện Đông y thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện Đa khoa các tỉnh, thành phố trong vùng.

Các bệnh viện chuyên khoa các tỉnh, thành phố (bệnh viện sản nhi, bệnh viện lao, bệnh viện tâm thần...).

Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Bảng giá sơn Mykolor năm 2023 Bảng giá sơn Mykolor năm 2023
Bảng giá sơn Mykolor năm 2023 mới nhất bao gồm các sản phẩm bột trét, sơn lót, sơn nội thất, sơn ngoại thất, sơn chống thấm. Liên hệ 0968978911 để được báo...

Bảng màu sơn Mykolor với 1099 màu sơn Bảng màu sơn Mykolor với 1099 màu sơn
Bảng màu sơn Mykolor với 1099 màu sơn giúp đem lại nhiều lựa chọn màu sắc cho nhiều không gian khác nhau trong ngôi nhà.

Sơn chống phai màu Mykolor với công nghệ mới Anti UV Sơn chống phai màu Mykolor với công nghệ mới Anti UV
Sơn chống phai màu với công nghệ Anti UV của Mykolor là dòng sơn áp dụng công nghệ mới Anti UV, màng sơn có khả năng kháng tia cực tím, tia UV giúp chống phai màu gấp...

Bảng giá sơn Mykolor năm 2023 Bảng giá sơn Mykolor năm 2023
Bảng giá sơn Mykolor năm 2023 mới nhất bao gồm các sản phẩm bột trét, sơn lót, sơn nội thất, sơn ngoại thất, sơn chống thấm. Liên hệ 0968978911 để được báo...

Bảng màu sơn Mykolor với 1099 màu sơn Bảng màu sơn Mykolor với 1099 màu sơn
Bảng màu sơn Mykolor với 1099 màu sơn giúp đem lại nhiều lựa chọn màu sắc cho nhiều không gian khác nhau trong ngôi nhà.

Sơn chống phai màu Mykolor với công nghệ mới Anti UV Sơn chống phai màu Mykolor với công nghệ mới Anti UV
Sơn chống phai màu với công nghệ Anti UV của Mykolor là dòng sơn áp dụng công nghệ mới Anti UV, màng sơn có khả năng kháng tia cực tím, tia UV giúp chống phai màu gấp...

Chọn hướng xây nhà trong năm 2023 mang lại tài lộc và may mắn Chọn hướng xây nhà trong năm 2023 mang lại tài lộc và may mắn
Trong năm 2023 để chọn được hướng xây nhà mang lại tài lộc may mắn thì theo quan niệm phong thuỷ, chọn hướng xây nhà phải phù hợp với mệnh trạch của gia chủ....

Kỹ thuật thi công ốp lát gạch để đạt chất lượng tốt nhất Kỹ thuật thi công ốp lát gạch để đạt chất lượng tốt nhất
Kỹ thuật thi công ốp lát gạch để đạt chất lượng tốt nhất bao gồm công tác chuẩn mặt bằng, thi công ốp lát gạch và bảo dưỡng sau thi công. Khuyến cáo thi...

Gạch Ceramic và gạch Porcelain là gì? Điểm khác và giống nhau Gạch Ceramic và gạch Porcelain là gì? Điểm khác và giống nhau
Không phải ai cũng phân biệt được giữa gạch Ceramic và gạch Porcelain. Hai dòng gạch này khác nhau về thành phần cấu tạo, độ hút nước, độ bền, giá thành và...


Địa chỉ

Kho: 55 Bùi Công Trừng, Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM

Email

vatlieugiaphuc@gmail.com

Hotline: 0968978911

CN quận 12: Đường Tô Ký, P. Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM

Facebook Youtube Google

Bản quyền thuộc về GIAPHUC GROUP. Thiết kế bởi Hpsoft.vn
messenger icon zalo icon