Hotline

0968978911
Danh mục sản phẩm
26/10/2022 - 12:29 PMgiaphucgroup.com 921 Lượt xem

Trên cơ sở hạ tầng giao thông hiện có, định hướng đến năm 2030 tầm nhìn 2050 quy hoạch hệ thống giao thông TPHCM phát triển hoàn thiện hệ thống giao thông vùng. Đảm bảo nhu cầu về giao thông vận tải, phát huy tối đa lợi thế về đầu mối giao thông quốc gia, quốc tế của vùng.

quy-hoach-he-thong-giao-thong-tphcm-den-nam-2030-tam-nhin-2050

Quy hoạch hệ thống giao thông phát triển kinh tế TP.HCM đến năm 2030 tầm nhìn 2050

1. Định hướng phát triển hệ thống giao thông phát triển kinh tế TP.HCM

Trên cơ sở hạ tầng giao thông hiện có, đầu tư nâng cấp và phát triển hoàn thiện hệ thống giao thông vùng. Đảm bảo nhu cầu về giao thông vận tải, phát huy tối đa lợi thế về đầu mối giao thông quốc gia, quốc tế của vùng. Tạo mối liên kết chặt chẽ và đồng bộ giữa các loại hình vận tải. Chú trọng phát triển giao thông công cộng trong các đô thị và kết nối giữa các đô thị trong vùng bằng các phương tiện giao thông hiện đại, thân thiện với môi trường. 

Đường bộ: 

- Đường cao tốc: Hoàn thiện mạng lưới đường cao tốc hướng tâm và các đường vành đai. 

+ Các tuyến cao tốc tiếp tục hoàn thiện: Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; Bến Lức - Long Thành; cao tốc Bắc - Nam phía Tây (đường Hồ Chí Minh giai đoạn 3) đoạn Bình Phước - Tây Ninh - Long An - Tiền Giang - Đồng Tháp. 

+ Giai đoạn đến năm 2030, các tuyến xây dựng mới gồm: 

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Là tuyến nối thành phố Biên Hòa với thành phố Vũng Tàu, đây cũng là tuyến Xuyên Á trong tương lai. 

Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (Bình Phước): Dự kiến kéo dài tới cửa khẩu Hoa Lư kết nối với Campuchia. 

Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (Tây Ninh): Từ giao đường vành đai tại ngã tư An Sương đi cửa khẩu Mộc Bài sang Campuchia; nối tiếp từ Gò Dầu đến cửa khẩu Xa Mát sang Campuchia. 

Cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt: Từ Dầu Giây (Đồng Nai) đến Đà Lạt (Lâm Đồng). 

Xây dựng khép kín đường Vành đai 3 (điều chỉnh quy mô mặt cắt ngang đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn). 

Xây dựng đường Vành đai 4. Hoàn thành trước năm 2020 đoạn Bến Lức - Long An đến cuối tuyến Trục Bắc - Nam Thành phố Hồ Chí Minh và đoạn Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến Trảng Bom - Đồng Nai. 

+ Giai đoạn sau năm 2030 nâng cấp các tuyến cao tốc hiện tại lên quy mô 6 - 8 làn xe nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông đường bộ tăng cao. 

- Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ: 

+ Cải tạo các tuyến quốc lộ hiện hữu và nâng cấp một số tuyến đường tỉnh quan trọng trong vùng lên quốc lộ. Các tuyến này đạt tiêu chuẩn đường cấp I, cấp II đồng bằng. 

+ Kết nối các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trong vùng tạo thành mạng lưới liên hoàn và đấu nối với hệ thống đường cao tốc quốc gia góp phần nâng cao năng lực vận tải của mạng lưới đường bộ. 

- Các tuyến đường chuyên dụng: 

+Tuyến đường bộ ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh - Tiền Giang; kết hợp nghiên cứu các giải pháp giao thông phù hợp, kết nối giữa các tỉnh trong vùng. 

+ Xây dựng các đường liên càng tăng cường kết nối giữa cảng biển với hệ thống quốc lộ, gồm đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải, từ cảng tổng hợp container Cái Mép Hạ (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đến cảng Phước An (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai). Nâng cấp, cải tạo tuyến đường 991D, Phước Hòa - Cái Mép, Long Sơn - Cái Mép. 

+ Đường liên cảng Đồng Nai: Từ khu công nghiệp Ông Kèo (tại Rạch Chà Là Lớn) đến cảng tổng hợp Việt Thuận Thành (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai). 

+ Đường Gò Găng - Long Sơn: Từ đảo Gò Găng sang đảo Long Sơn (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). 

+ Đường hành lang tuần tra biên giới từ Bình Phước tới Đồng Tháp theo tuyến N1. 

Đường sắt - Đường sắt quốc gia: 

+ Nâng cấp tuyến đường sắt Bắc Nam hiện có, đảm bảo tốc độ chạy tàu bình quân 80 - 90 km/h đối với tàu khách và 50 - 60 km/h đối với tàu hàng. 

+ Xây dựng mới các tuyến đường sắt: 

Tuyến Trảng Bom - Hòa Hưng (Sài Gòn), trong đó xây dựng mới tuyến tránh thành phố Biên Hòa về phía Nam và xây dựng đoạn Bình Triệu - Hòa Hưng thành đường sắt trên cao, đường sắt đôi, khổ 1.435 mm. 

Tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối đường sắt với cảng biển Vũng Tàu, trung chuyển hàng với đường sắt Bắc - Nam tại ga Trảng Bom mới, kết nối với đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng tại ga Biên Hòa mới. 

Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ (định hướng kéo dài đến Cà Mau), kết nối với đường sắt Bắc - Nam tại ga An Bình. 

Tuyến Dĩ An - Lộc Ninh và kết nối Campuchia. 

Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh (định hướng kéo dài lên cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát), kết nối với đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ tại ga Tân Chánh Hiệp. 

Tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Cảng hàng không quốc tế Long Thành với điểm đầu tại ga Thủ Thiêm. 

Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, ưu tiên xây dựng trước đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn như Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang. 

Tuyến đường sắt đôi chuyên dụng kết nối từ đường sắt quốc gia tới cảng Hiệp Phước và cảng Long An. Điểm đầu từ ga Long Định của tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ. 

- Đường sắt nội vùng: Xây dựng mới kết hợp nâng cấp một số tuyến đường sắt quốc gia tạo thành mạng lưới đường sắt nội vùng với các tuyến vận tải hành khách, kết nối trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh đến các thành phố trung tâm các tỉnh trong bán kính 60 - 80 km. Quy mô đường sắt đôi, điện khí hóa khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 120 - 150 km/h. Sử dụng kết hợp đường sắt quốc gia vận tải hành khách nội vùng theo các hướng Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Mỹ Tho, Long Khánh. 

- Đường sắt đô thị: Xây mới hệ thống đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh và phát triển các tuyến đường sắt vận chuyển khách nội - ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng 08 tuyến metro xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của Thành phố, kết nối với các đô thị vệ tinh trong vùng. 

- Công trình đầu mối đường sắt: Hình thành các công trình đầu mối tại các khu vực cửa ngõ đô thị: 

+ Ga khách kỹ thuật phía Bắc (ga Bình Triệu), ga khách trung tâm (ga Sài Gòn) và ga trung chuyển hành khách phía Tây (ga Tân Kiên). Xây dựng mới ga Thủ Thiêm và các ga trên các tuyến đường sắt xây dựng mới. 

+ Ga hàng: Ga lập tàu An Bình, ga hàng hóa Trảng Bom, Phước Tân và các ga tại các cảng trong khu vực. 

Đường hàng không: 

- Đầu tư xây dựng, mở rộng và nâng cấp cảng hàng không, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất theo quy hoạch điều chỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Công suất đạt 40 - 50 triệu hành khách/năm và 1 - 2 triệu tấn hàng hóa/năm đến 2030. 

- Xây dựng mới Cảng hàng không quốc tế Long Thành: Triển khai thực hiện theo các giai đoạn đầu tư phát triển cảng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 

- Cảng hàng không Côn Sơn: Là cảng hàng không phục vụ bay nội vùng. Cảng hàng không dùng chung mục đích dân dụng và quân sự. Quy mô đạt cấp sân bay 3C theo phân cấp ICAO và sân bay quân sự cấp II, công suất 500.000 hành khách/năm và 2.000 tấn hàng hóa/năm. 

- Xây dựng Cảng hàng không Vũng Tàu: Là cảng hàng không lường dụng phục vụ vận chuyển hàng không nội địa, hoạt động bay trực thăng, bay taxi, khai thác du lịch, dầu khí được đầu tư xây dựng mới tại khu vực Gò Găng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 

Đường thủy:

- Đường biển: 

+ Phát triển cảng tại khu vực Cái Mép - Thị Vải, Bến Đình - Sao Mai, Hiệp Phước và các vị trí tiềm năng như Long Sơn để khai thác hiệu quả quỹ đất xây dựng cảng, tăng khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn, thúc đẩy tiềm năng trung chuyển quốc tế của Nhóm cảng biển số 5. 

+ Phát triển cảng biển gắn với việc kết nối đồng bộ các hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa. Kết hợp phát triển hài hòa các bến cảng chuyên dùng để đáp ứng yêu cầu lưu thông các loại hàng hóa toàn khu vực. 

- Cảng biển: 

+ Cảng Vũng Tàu: Cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế kết hợp trung chuyển container quốc tế (loại 1A). 

+ Cảng Thành phố Hồ Chí Minh: Cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I). 

+ Cảng Đồng Nai: Cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I). 

+ Luồng hàng hải: Tập trung cải tạo nâng cấp các luồng sông để đảm bảo hoạt động của tàu thuyền ra vào các cảng trong khu vực, một số luồng hàng hải chính như: Luông Vũng Tàu - Cái Mép - Thị Vải đến Gò Dâu; luông vào cảng Thành phố Hồ Chí Minh theo sông Soài Rạp; luồng sông Đồng Tranh để kết nối vận tải hàng hóa từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Cái Mép - Thị Vải; luồng sông Lòng Tàu qua Vịnh Gành Rái; luồng Sông Dinh; luồng Sông Tiền qua cửa Tiểu và cửa Hàm Luông. 

- Cảng cạn ICD: 

+ Phát triển ICD (cảng cạn) chính trong khu vực: Khu vực Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh: Xây dựng cảng cạn ICD Trảng Bom. Khu vực Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh hình thành cảng cạn ICD Tân Kiên. 

+ Xây dựng và phát triển hệ thống cảng cạn theo quy hoạch của địa phương gồm: Bình Dương, Tân Cảng Long Bình, Bình Phước tại Chơn Thành, Đức Hòa, Bến Lức, Thành Thành Công, Mộc Bài, Thanh Phước tại tỉnh Tây Ninh,... Từng bước hình thành và phát triển hệ thống các cảng cạn tại các đầu mối nhằm thúc đẩy phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics. 

Giao thông đô thị và nông thôn:

- Giao thông đô thị: 

+ Xây dựng hệ thống giao thông đô thị đồng bộ với các quy hoạch chuyên ngành khác và theo quy hoạch chung xây dựng của các đô thị, đảm - bảo tỷ lệ diện tích đất giao thông đạt tỷ lệ theo quy phạm. Bố trí đủ diện tích đất dành cho giao thông tĩnh và các công trình đầu mối, chỉ tiêu về mật độ mạng đường trong đô thị đảm bảo theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. 

+ Tổ chức hệ thống giao thông đô thị tách biệt với giao thông đối ngoại thông qua đường tránh, đường vành đai, đường gom và hệ thống nút giao thông. Hạn chế tối đa các tuyển quốc lộ đi xuyên qua trung tâm đô thị. 

+ Tổ chức mạng lưới giao thông công cộng cho các đô thị: Việc lựa chọn loại hình vận tải hành khách công cộng tùy theo tốc độ phát triển của các đô thị trong vùng; ưu tiên xây dựng phát triển vận tải hành khách công cộng tại vùng đô thị trung tâm của vùng (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Biên Hòa, Long Thành) với các loại hình đa dạng gồm: Đường sắt đô thị, xe buýt nhanh, hệ thống xe buýt thông thường và taxi; hình thành các tuyến xe bus nội vùng kết nối giữa trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị tỉnh lỵ trong vùng; tăng cường phát triển các loại hình giao thông công cộng sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường; hạn chế và từng bước loại bỏ vi sử dụng phương tiện cá nhân trong khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. 

- Giao thông nông thôn: 

+ Đầu tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn trong vùng đảm bảo theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới; kết nối liên thông với các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ đáp ứng nhu cầu về vận tải và phát triển hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. 

+ Phát huy lợi thế về địa lý và điều kiện tự nhiên của địa phương, kết hợp giữa giao thông với thủy lợi, nông lâm nghiệp và các ngành kinh tế khác, nhằm đảm bảo khả năng lưu thông hiệu quả. 

+ Xây dựng và cải tạo các tuyến giao thông nông thôn hiện hữu, đảm bảo lưu thông thông suốt, chất lượng mặt đường và các công trình trên đường đảm bảo theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, khuyến khích bê tông hóa mặt đường. 

Công trình đầu mối giao thông:

Các trung tâm hậu cần, tiếp vận giao thông vận tải là nơi chuyển tiếp giữa các loại hình vận tải được xây dựng tại các khu vực đầu mối giao thông của các đô thị và của vùng, gồm có: 

- Trung tâm Long Thành - liên kết đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô với đường bộ và đường hàng không, trung tâm trung chuyển quốc tế trong tương lai. 

- Trung tâm Trảng Bom - là trung tâm tiếp vận lớn khu vực phía Đông Bắc của vùng, liên kết đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường bộ, đường thủy (cụm cảng Bà Rịa - Vũng Tàu). 

- Trung tâm Sóng Thần - Bình Dương: Là trung tâm tiếp vận lớn khu vực, cảng cạn; trung chuyển hàng hóa giữa đường sắt quốc gia, đường sắt nội vùng với đường bộ, đường thủy (qua cụm cảng Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu). 

- Trung tâm tiếp vận Tân Kiển phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh: Trung chuyển hàng hóa giữa đường bộ, đường sắt, đường thủy (qua cụm cảng Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang) đi các tỉnh trong vùng và các khu vực khác trong nước và quốc tế. 

- Các trung tâm tiếp vận tại các địa phương khác trong vùng: Trung chuyển hàng hoá và hành khách giữa đường bộ, đường sắt, đường thuỷ đi các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên,... 

Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Bảng giá sơn Mykolor năm 2023 Bảng giá sơn Mykolor năm 2023
Bảng giá sơn Mykolor năm 2023 mới nhất bao gồm các sản phẩm bột trét, sơn lót, sơn nội thất, sơn ngoại thất, sơn chống thấm. Liên hệ 0968978911 để được báo...

Bảng màu sơn Mykolor với 1099 màu sơn Bảng màu sơn Mykolor với 1099 màu sơn
Bảng màu sơn Mykolor với 1099 màu sơn giúp đem lại nhiều lựa chọn màu sắc cho nhiều không gian khác nhau trong ngôi nhà.

Sơn chống phai màu Mykolor với công nghệ mới Anti UV Sơn chống phai màu Mykolor với công nghệ mới Anti UV
Sơn chống phai màu với công nghệ Anti UV của Mykolor là dòng sơn áp dụng công nghệ mới Anti UV, màng sơn có khả năng kháng tia cực tím, tia UV giúp chống phai màu gấp...

Bảng giá sơn Mykolor năm 2023 Bảng giá sơn Mykolor năm 2023
Bảng giá sơn Mykolor năm 2023 mới nhất bao gồm các sản phẩm bột trét, sơn lót, sơn nội thất, sơn ngoại thất, sơn chống thấm. Liên hệ 0968978911 để được báo...

Bảng màu sơn Mykolor với 1099 màu sơn Bảng màu sơn Mykolor với 1099 màu sơn
Bảng màu sơn Mykolor với 1099 màu sơn giúp đem lại nhiều lựa chọn màu sắc cho nhiều không gian khác nhau trong ngôi nhà.

Sơn chống phai màu Mykolor với công nghệ mới Anti UV Sơn chống phai màu Mykolor với công nghệ mới Anti UV
Sơn chống phai màu với công nghệ Anti UV của Mykolor là dòng sơn áp dụng công nghệ mới Anti UV, màng sơn có khả năng kháng tia cực tím, tia UV giúp chống phai màu gấp...

Chọn hướng xây nhà trong năm 2023 mang lại tài lộc và may mắn Chọn hướng xây nhà trong năm 2023 mang lại tài lộc và may mắn
Trong năm 2023 để chọn được hướng xây nhà mang lại tài lộc may mắn thì theo quan niệm phong thuỷ, chọn hướng xây nhà phải phù hợp với mệnh trạch của gia chủ....

Kỹ thuật thi công ốp lát gạch để đạt chất lượng tốt nhất Kỹ thuật thi công ốp lát gạch để đạt chất lượng tốt nhất
Kỹ thuật thi công ốp lát gạch để đạt chất lượng tốt nhất bao gồm công tác chuẩn mặt bằng, thi công ốp lát gạch và bảo dưỡng sau thi công. Khuyến cáo thi...

Gạch Ceramic và gạch Porcelain là gì? Điểm khác và giống nhau Gạch Ceramic và gạch Porcelain là gì? Điểm khác và giống nhau
Không phải ai cũng phân biệt được giữa gạch Ceramic và gạch Porcelain. Hai dòng gạch này khác nhau về thành phần cấu tạo, độ hút nước, độ bền, giá thành và...


Địa chỉ

Kho: 55 Bùi Công Trừng, Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM

Email

vatlieugiaphuc@gmail.com

Hotline: 0968978911

CN quận 12: Đường Tô Ký, P. Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM

Facebook Youtube Google

Bản quyền thuộc về GIAPHUC GROUP. Thiết kế bởi Hpsoft.vn
messenger icon zalo icon