Hotline

0968978911
Danh mục sản phẩm
22/11/2022 - 12:29 PMgiaphucgroup.com 681 Lượt xem

Định hướng đến năm 2030 tầm nhìn 2050 quy hoạch Vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước, là nơi đáng sống đối với người dân, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư, các cộng đồng dân cư thịnh vượng và năng động.

quy-hoach-vung-dong-bang-song-cuu-long

I. Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long

1. Vùng đất bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

2. Vùng biển ven bờ của các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

II. Quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long

1. Quan điểm phát triển

Phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng phát triển bền vững, tăng trưởng xanh gắn với thích ứng biến đổi khí hậu, chú trọng bảo vệ, tôn tạo và phát triển nền tảng văn hóa - xã hội và hệ sinh thái tự nhiên lấy con người làm trung tâm, coi tài nguyên nước là cốt lõi quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên toàn lưu vực đảm bảo việc duy trì nguồn sống cho môi trường và người dân,chuyển đổi mô hình sinh kế tại các tiểu vùng theo hướng chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Biến thách thức thành cơ hội chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng gia tăng hiệu quả và giá trị, trong đó chú trọng phát huy có hiệu quả các nguồn lực về con người, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đô thị, phát triển công nghiệp và chuyển đổi số.

Chuyển đổi mô hình phát triển từ phân tán, nhỏ lẻ sang tập trung; phát triển cụm ngành kinh tế nông nghiệp gắn kết với các khu vực đô thị hoá, công nghiệp hoá tạo ra sự phát triển đột phá.

Tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long; với thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ; mở rộng giao thương với các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt là các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công.

Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, có ý nghĩa quan trọng đối với việc chuyển đổi mô hình phát triển, đặc biệt chú trọng đến hạ tầng giao thông, năng lượng, cấp nước sạch, thủy lợi và hạ tầng xã hội.

2. Tầm nhìn

Đến năm 2050, đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước, là nơi đáng sống đối với người dân, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư, các cộng đồng dân cư thịnh vượng và năng động, các hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng được bảo tồn và phát triển, khai thác, phát huy có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa phong phú, đa dạng để phát triển kinh tế- xã hội bền vững.

Hệ thống đô thị được phân bố hợp lý và phát triển bền vững. Hệ thống giao thông được phát triển đồng bộ, kết nối nội vùng, liên vùng. Hạ tầng thủy lợi, thông tin và truyền thông, cấp điện, cấp, thoát nước được xây dựng đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an toàn trước thiên tai. Hệ thống các cơ sở văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, thể dục, thể thao phát triển khá so với cả nước.

3. Mục tiêu phát triển

Mục tiêu tổng quát

Phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới trên cơ sở phát triển hệ thống các trung tâm đầu mối về nông nghiệp, các hành lang kinh tế và các đô thị động lực tập trung các dịch vụ và công nghiệp đa dạng với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế biển; kinh tế du lịch; tăng cường kết nối nội vùng, liên vùng, trong nước và quốc tế; chú trọng phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tạo dựng môi trường sống bền vững, chất lượng sống tốt cho người dân gắn với bảo tồn các tài nguyên, hệ sinh thái; duy trì và tôn tạo bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc.

Mục tiêu cụ thể:

- Về phát triển kinh tế:

+ Tiếp tục phát huy thế mạnh về kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững và ứng dụng công nghệ cao; duy trì tỷ trọng giá trị gia tăng ở mức cao khoảng 20-25% vào năm 2030, tận dụng có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do để mở rộng thị trường.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chuyển dần từ cơ cấu ngành thâm dụng lao động sang thâm dụng vốn, từ công nghệ thấp sang trung bình và cao theo hướng thông minh. Đến năm 2030, tỷ trọng các ngành thâm dụng lao động, chế biến thô, các ngành công nghệ thấp giảm xuống dưới 50%; tỷ trọng các ngành thâm dụng vốn, các ngành công nghệ trung bình và cao như hóa chất, dược, máy móc thiết bị, đồ điện, phương tiện vận tải chiếm trên 40% giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến chế tạo.

- Về phát triển kết cấu hạ tầng:

+ Phát triển hệ thống kết cấu giao thông vận tải đa phương thức kết nối liên vùng và quốc tế, trong đó chú trọng phát huy thế mạnh của vùng về giao thông thủy nội địa. Đến năm 2030, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp khoảng 830 km đường bộ cao tốc khoảng 4.000 km đường quốc lộ; 04 cảng hàng khôn, 13 cảng biển, 11 cụm cảng hành khách và 13 cụm cảng hàng hóa đường thủy nội địa.

+ Phát triển hạ tầng năng lượng, trong đó chú trọng phát triển năng lượng tái tạo, đảm bảo chủ động cân đối năng lượng cho nhu cầu phát triển của vùng.

+ Hạ tầng thủy lợi được xây dựng đồng bộ phù hợp với chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tại các tiểu vùng sinh thái, đồng thời đảm bảo chủ động kiểm soát lũ, ứng phó với lũ cực đoan, phòng, chống sạt lở.

+ Nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước, bảo đảm cấp nước an toàn; từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý, sản xuất và kinh doanh nước sạch. Đến năm 2030, tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch đạt 98 - 100% tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung đạt 70%.

III. Phương hướng phát triển ngành có lợi thế của vùng đồng bằng sông Cửu Long

1. Phương hướng phát triển nông nghiệp

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp thích ứng với thay đổi về điều kiện tự nhiên theo 3 tiểu vùng sinh thái:

Vùng sinh thái ngọt ở thượng nguồn và trung tâm của đồng bằng bao gồm các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ và một phần của các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An là vùng sinh thái nước ngọt an toàn trước tác động của lũ, ngập, xâm nhập mặn là vùng trọng điểm về sản xuất lúa, thủy sản nước ngọt và trái cây của vùng đồng bằng sông Cửu Long và quốc gia, phát triển nền nông nghiệp đa dạng, theo hướng hiện đại và bền vững, có tính đến thích ứng với lũ cực đoan, đóng vai trò điều tiết và hấp thu lũ cho đồng bằng sông Cửu Long.

Vùng sinh thái mặn - lợ ở ven biển (bao gồm một phần lãnh thổ của các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An). Phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, mặn - lợ trên bờ và trên biển; đánh bắt hải sản; khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ven biển gắn với bảo vệ đa dạng sinh học và dải bờ biển; phát triển hệ thống nông - lâm kết hợp theo hướng sinh thái, hữu cơ, kết hợp du lịch sinh thái; chủ động phòng, tránh, giảm thiểu rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Vùng chuyển tiếp ngọt - lợ ở giữa đồng bằng (bao gồm một phần lãnh thổ của các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An): Phát triển thuỷ hải sản nước lợ chuyên canh và luân canh với lúa, rau màu phù hợp với điều kiện về nguồn nước theo mùa.

Phát triển các sản phẩm chiến lược theo ba trọng tâm: Thủy sản, trái cây và lúa gạo theo hướng tăng tỷ trọng thủy sản, trái cây và giảm tỷ trọng lúa gạo.

Phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, kết hợp với thương mại, dịch vụ logistic, du lịch sinh thái, công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.

Phát triển hệ thống các trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với vùng chuyên canh, kết nối với các đô thị có vai trò là trung tâm cấp vùng, tiểu vùng và các đầu mối hạ tầng quốc gia, liên vùng là nơi cung cấp các dịch vụ về logistics, nghiên cứu phát triển, đào tạo và chuyển giao công nghệ, thu gom, chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, cụ thê:

- Trung tâm đầu mối tổng hợp ở thành phố Cần Thơ với chức năng chính là thương mại, logistics, nghiên cứu phát triển, đào tạo và chuyển giao công nghệ, công nghiệp chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao để gia tăng giá trị cho các sản phẩm nông sản, đặc biệt là lúa gạo và thủy sản phát triển dịch vụ logistic ở tỉnh Hậu Giang để hỗ trợ cho thành phố Cần Thơ trong việc thực hiện vai trò là trung tâm logistic của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Trung tâm đầu mối ở An Giang, Đồng Tháp gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản nước ngọt, trái cây, lúa gạo ở vùng sinh thái nước ngọt.

- Trung tâm đầu mối ở Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản khu vực ven biển.

- Trung tâm đầu mối ở Tiền Giang, Bến Tre gắn với vùng nguyên liệu chính về trái cây, rau màu.

Phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hóa tại các tiểu vùng để phối hợp và khai thác có hiệu quả các nguồn lực; tăng cường liên kết đô thị - nông thôn trong nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh thương mại, dịch vụ logistic, kết nối thị trường của các sản phẩm nông sản.

Thúc đẩy tập trung, tích tụ đất đai hình thành các vùng sản xuất tập trung, vùng nguyên liệu quy mô lớn, có sức cạnh tranh và hiệu quả cao, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực: giống, thức ăn và chế biến; tăng cường canh tác bền vững bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm.

2. Phương hướng phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện môi trường trong đó chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; đầu tư chiều sâu, hướng vào xuất khẩu đối với các nhóm ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với vùng nguyên liệu, các sản phẩm hóa chất và cơ khí phục vụ nông nghiệp.

Nâng cao tính tập trung, mật độ của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên cơ sở gắn kết với khu vực đô thị, hệ thống kết cấu hạ tầng liên kết trong vùng, liên vùng, quốc tế để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh.

Phát triển công nghiệp ứng dụng công nghệ cao và công nghệ thông tin; khai thác tiềm năng phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ rừng và bờ biển.

Định hướng phát triển của các ngành công nghiệp chính:

- Công nghiệp chế biến:

+ Chế biến thực phẩm: Khuyến khích phát triển các nhà máy chế biến thực phẩm về thủy sản, trái cây, lúa gạo áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại tại các trung tâm đầu mối và khu vực thuận lợi về vùng nguyên liệu để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá trị kinh tế cho xuất khẩu; đầu tư xây dựng hệ thống kho lạnh bảo quản hỗ trợ việc thu gom, trung chuyển, vận tải hàng hóa nông sản tại các trung tâm đầu mối.

+ Chế biến thức ăn chăn nuôi và thức ăn nuôi trồng thủy sản: Phát triển mạng lưới cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi và thức ăn nuôi trồng thủy sản gắn với các trung tâm đầu mối và vùng sản xuất tập trung; xây dựng một số xưởng chế biến bột cá có công nghệ và thiết bị tiên tiến nhằm giảm lượng nhập khẩu bột cá và hạ giá thành thức ăn, khuyến khích các thành phần kinh tế từng bước xây dựng nhà máy có quy mô lớn và chất lượng sản phẩm cao; đầu tư các kho trữ đông có công suất 10.000 tấn/năm.

+ Giết mổ và chế biến thịt: Sắp xếp lại hệ thống cơ sở giết mổ theo hướng hạn chế và dần tiến tới xóa bỏ các cơ sở giết mổ thủ công, phân tán ở hộ gia đình và xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung xa khu dân cư có trang bị hệ thống kiểm dịch và xử lý môi trường; khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển cơ sở giết mổ và chế biến cấp đông tại chỗ. Xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm đóng hộp với quy mô vừa, thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, đặt tại khu công nghiệp.

+ Sản xuất sản phẩm đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ: Tập trung phát triển các nhà máy sản xuất đồ gỗ gia dụng, nhà máy sản xuất ván nhân tạo, ván ép. Khuyến khích phát triển sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống như đồ gỗ mỹ nghệ, mây, tre, lá, chiếu cói... phục vụ nhu cầu du lịch tại các địa phương như Bến Tre, Kiên Giang, Tiền Giang, Hậu Giang.

- Công nghiệp điện: Đến năm 2030, không phát triển thêm nhiệt điện than ngoài các nhà máy nhiệt điện than đang trong quá trình xây dựng ở Duyên Hải II (Trà Vinh), Long Phú I (Sóc Trăng), Sông Hậu I (Hậu Giang); tập trung phát triển điện gió ở bán đảo Cà Mau và điện mặt trời, xây dựng các nhà máy điện có khả năng điều chỉnh linh hoạt, các nguồn pin tích năng để đảm bảo vận hành ổn định hệ thống điện có tỷ trọng cao nguồn năng lượng tái tạo; xem xét phát triển các dự án điện khí ở Bạc Liêu, Kiên Giang, Long An sau năm 2030.

- Công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử: Phát triển công nghiệp cơ khí vào các khâu có giá trị gia tăng như thiết kế, chế tạo khuôn mẫu, chế tạo linh kiện phức tạp có độ chính xác cao; triển khai các dự án nhà máy cán tôn, cán thép và cán nhôm định hình, dự án cơ khí phục vụ ngành dầu khí; nhà máy thiết bị điện tử dân dụng và phụ trợ; nhà máy sản xuất máy nông nghiệp, máy và thiết bị chế biến nông, lâm, thuỷ sản; trung tâm đo kiểm thiết bị cơ điện, điện tử; nhà máy sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế; phát triển ngành đóng và sửa chữa tàu, phương tiện thủy nhỏ và vừa tại Tiền Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cần Thơ. Ưu tiên đầu tư các dự án có công nghệ và trình độ sản xuất cao, sử dụng công nghệ hiện đại để đáp ứng yêu cầu sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng và nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.

- Công nghiệp hoá chất và sản phẩm hoá chất; Phát triển công nghiệp hoá chất và sản phẩm từ hoá chất có chọn lọc để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm; đầu tư phát triển các sản phẩm hóa dược đáp ứng nhu cầu thuốc chữa bệnh; đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và mẫu mã cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước; khuyến khích phát triển nhà máy phân bón tại Cà Mau; đầu tư nâng cao chất lượng, hạ giá thành, đa dạng hóa những loại phân đặc chủng có hàm lượng dinh dưỡng cao, ít ô nhiễm môi trường, ít bị rửa trôi..; nghiên cứu đầu tư sản xuất phân hữu cơ vi sinh được chế biến từ các nguồn rác thải dân dụng và than bùn có sẵn tại địa phương.

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Phát triển sản xuất vật liệu mới, vật liệu tiết kiệm năng lượng, xanh, sạch, phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng cả nước. Tổ chức sắp xếp lại các cơ sở khai thác cát đảm bảo không làm tăng nguy cơ xói lở bờ sông, bờ biển, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ các công trình giao thông và thủy lợi trên các tuyến sông, ven biển.

3. Phương hướng phát triển dịch vụ vùng đồng bằng sông Cửu Long

Về thương mại

- Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại từ khu thương mại - dịch vụ, trung tâm logistics đến hệ thống chợ dân sinh hỗ trợ hiệu quả cho các trung tâm đầu mối về nông nghiệp; chú trọng xây dựng hệ thống kho chứa và bảo quản nông sản đảm bảo đủ tiêu chuẩn; phát triển thương mại điện tử, thương mại biên giới để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông sản có thế mạnh.

Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các địa phương, hợp tác xã, hiệp hội, doanh nghiệp để xây dựng, củng cố một số nhận diện thương hiệu chính về nông sản vùng đồng bằng sông Cửu Long đối với thị trường trong nước, quốc tế.

Về du lịch

- Phát triển đồng bằng sông Cửu Long trở thành thương hiệu quốc tế về du lịch nông nghiệp - nông thôn, du lịch sinh thái (miệt vườn sông nước, đất ngập nước) và du lịch biển trên cơ sở phát triển sản phẩm và xúc tiến chung cho thương hiệu; phát triển Cần Thơ và Phú Quốc trở thành hai trung tâm du lịch quốc tế, là cửa ngõ đón khách của toàn vùng.

- Phát triển các khu du lịch, điểm du lịch cấp quốc gia, cấp vùng gắn với việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử gồm: Khu du lịch quốc gia Phú Quốc, Năm Căn - Mũi Cà Mau, Tràm Chim - Láng Sen, Núi Sam, Thới Sơn; điểm du lịch quốc gia: Cù lao Ông Hổ, Khu lưu niệm Cao Văn Lầu, bến Ninh Kiều, Ao Bà Om, Hà Tiên, Văn Thánh Miếu...

- Phát triển các tuyến du lịch kết nối nội vùng, liên vùng, quốc gia, quốc tế, trong đó chú trọng phát triển các tuyến du lịch liên vùng gắn với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, Phú Quốc, Cà Mau; tuyến hành lang ven biển phía Nam (Thái Lan - Campuchia - Rạch Giá - Cà Mau) và hệ thống cửa khẩu quốc tế đường bộ Hà Tiên (Kiên Giang), Tịnh Biên (An Giang), Dinh Bà, Thường Phước (Đồng Tháp) và Bình Hiệp (Long An); tuyến đường biển và tuyến đường sông dọc theo sông Tiền và sông Hậu kết nối với Phnompenh, Seam Reap (Campuchia).

- Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lịch đồng bộ, kết nối giữa các khu và điểm du lịch trong vùng, liên vùng và quốc tế trong đó chú trọng phát triển hệ thống cảng du lịch trên sông Tiền, sông Hậu và cảng du lịch tàu biển tại các tỉnh ven biển.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch. Tăng cường đào tạo nghề dịch vụ du lịch, góp phần chuyển đổi nghề bền vững cho lao động nông thôn.

Về dịch vụ

- Tập trung đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistic để tạo điều kiện phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu; phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ cho sản xuất và cho các khu, cụm công nghiệp. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm, văn hóa - thể thao, dịch vụ công nghệ thông tin tại các đô thị loại I, loại II có vai trò là trung tâm của vùng, tiểu vùng. Phát triển thành phố Cần Thơ thành trung tâm thương mại, dịch vụ của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

4. Phương hướng phát triển kinh tế biển vùng đồng bằng sông Cửu Long

Phát triển công nghiệp khí, chế biến khí, điện khí, năng lượng tái tạo; bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn gắn với bảo vệ bờ biển, phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến khí hậu, nước biển dâng.

Phát triển Kiên Giang thành trung tâm kinh tế biển của quốc gia; phát triển Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái biển mạnh mang tầm quốc tế.

Đẩy mạnh nuôi trồng, khai thác thủy sản tại khu vực ven biển theo hướng hiện đại, bền vững; đẩy mạnh chuyển đổi các khu vực trồng lúa tập trung và các mô hình sinh kế khác có giá trị kinh tế thấp sang nuôi trồng thủy sản; phát triển công nghiệp chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần, hạ tầng nghề cá.

Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và bảo vệ nguồn đa dạng sinh học biển.

IV. Phương án phát triển, sắp xếp, lựa chọn và phân bố nguồn lực phát triển trên lãnh thổ vùng đồng bằng sông Cửu Long

1. Các hành lang phát triển

Hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp từ Cần Thơ đến Long An: Định hướng đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa dọc các tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Mỹ An (Đồng Tháp) - Đức Hòa (Long An), tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Cần Thơ - Bến Lức (Long An) và khu vực dọc hành lang vận tải thủy nội địa thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ tăng cường liên kết phát triển kinh tế - xã hội giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam bộ.

Hành lang dọc sông Tiền - sông Hậu: Là hành lang kinh tế, không gian văn hoá, hàng lang đa dạng sinh học, không gian cảnh quan sông nước có tính nhận diện, đặc trưng của vùng; định hướng phát triển cụm liên kết về lúa thủy sản và trái cây gắn với các đô thị sinh thái hai bên sông nhằm thúc đẩy chuyên môn hóa và hiện đại hóa nông nghiệp; phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đặc sắc của vùng Tây Nam Bộ. Định hướng dài hạn trở thành vùng đô thị chiến lược đối trọng với vùng thành phố Hồ Chí Minh, với tiềm năng lớn và kết nối, giao thương quốc tế về đường thủy nội địa và hàng hải.
Hành lang kinh tế ven biển qua các tỉnh ven biển từ Long An, Cà Mau đến Kiên Giang, tập trung phát triển năng lượng tái tạo, cụm liên kết về thuỷ sản, nghề biển, du lịch và đô thị biển đảo.

Hành lang biên giới từ Long An đến Kiên Giang: Phát triển kinh tế của khẩu gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2. Các khu vực phát triển động lực

Phát triển Cần Thơ trở thành thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc văn hóa sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long; là trung tâm của vùng về dịch vụ, thương mại, du lịch, logistic, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; giáo dục và đào tạo; y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao; là đô thị hạt nhân vùng đồng bằng sông Cửu Long; là cửa ngõ kết nối vùng với quốc tế; tăng cường kết nối hạ tầng giao thông giữa thành phố Cần Thơ và các địa phương trong vùng nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ có chất lượng cao tương đương trình độ của khu vực, quốc tế.
Phát triển khu vực tứ giác trung tâm của vùng bao gồm các đô thị: Cần Thơ, Long Xuyên, Cao Lãnh, Vĩnh Long; là điểm hội tụ của các hành lang phát triển, hành lang vận tải quan trọng của vùng.

Phát triển các trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với hệ thống các đô thị loại I có vai trò trung tâm tổng hợp, trung tâm chuyên ngành của vùng, tiểu vùng.

Phát triển Phú Quốc gắn kết với hệ thống đô thị ven biển, đô thị đảo để trở thành một cực phát triển kinh tế biển quan trọng trong không gian biển quốc gia.

V. Phương hướng xây dựng hệ thống đô thị, nông thôn và các khu chức năng vùng đồng bằng sông Cửu Long

1. Phương hướng xây dựng hệ thống đô thị

Hệ thống đô thị phân bố hợp lý tại các vùng đô thị dọc theo các hành lang phát triển chính của vùng.

Phát triển hệ thống đô thị loại I, loại II theo mô hình đô thị sinh thái, nén, tập trung phù hợp với Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Các đô thị là trung tâm tổng hợp, trung tâm chuyên ngành của vùng, tiểu vùng bao gồm:

- Thành phố Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc trung ương, là trung tâm hành chính, dịch vụ, thương mại, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hóa, du lịch, công nghiệp chế biến của toàn vùng cung ứng các dịch vụ y tế, giáo dục có chất lượng cao có khả năng cạnh tranh ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.

- Thành phố Mỹ Tho có vai trò là một trong những trung tâm dịch vụ thương mại, logistic, du lịch tại khu vực phía Bắc sông Tiền; đô thị cửa ngõ giữa vùng Thành phố Hồ Chí Minh và vùng đồng bằng sông Cửu Long; trung tâm nông nghiệp công nghệ cao về cây ăn trái và trung tâm dịch vụ du lịch miệt vườn.

- Thành phố Tân An có vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ phía Đông Bắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long, đô thị cửa ngõ giữa vùng Thành phố Hồ Chí Minh và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Thành phố Long Xuyên có vai trò là một trong những trung tâm thương mại dịch vụ phía Tây Bắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long; là trung tâm chuyển giao công nghệ về nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là lúa gạo và thủy sản nước ngọt.

- Thành phố Rạch Giá có vai trò là trung tâm kinh tế biển, thương mại dịch vụ tại khu vực ven biển phía Tây của vùng đồng bằng sông Cửu Long; là trung tâm nuôi trồng, đánh bắt và xuất khẩu thủy hải sản; trung tâm công nghiệp chế biến nông - thủy sản.

- Thành phố Cà Mau có vai trò là trung tâm tiểu vùng ven biển tại khu vực bán đảo Cà Mau; là trung tâm năng lượng và dịch vụ dầu khí quốc gia, trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái, trung tâm chế biến thủy sản của vùng.

- Thành phố Sóc Trăng có vai trò là trung tâm kinh tế của tiểu vùng ven biển Đông; là trung tâm nuôi trồng, đánh bắt và xuất khẩu thủy hải sản; trung tâm công nghiệp chế biến nông - thủy sản, công nghiệp năng lượng sạch; trung tâm du lịch văn hóa lịch sử.

Xây dựng và phát triển đô thị đảo bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, bảo tồn đa dạng sinh học biển, hải đảo và bảo đảm quốc phòng, an ninh; từng bước xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, hướng tới hình thành các trung tâm dịch vụ, du lịch biển mang tầm quốc tế tại Phú Quốc.

2. Phương hướng phát triển hệ thống nông thôn

Phân bố và phát triển mạng lưới các khu dân cư nông thôn trên cơ sở hình thành các thị trấn nông - công nghiệp gắn với các trung tâm đầu mối và du lịch nông nghiệp - nông thôn.

Phát triển hình thái không gian dân cư nông thôn theo đặc trưng của từng tiểu vùng; bảo tồn và phát huy không gian kiến trúc cảnh quan và bản sắc văn hóa sông nước; tăng mật độ dân cư để tiếp cận tốt hơn đối với kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội.

Kiểm soát và hạn chế việc xây dựng các điểm dân cư tập trung tại các vùng sát bờ sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở cao; bố trí, sắp xếp lại dân cư ven sông, kênh, rạch gắn với xây dựng nông thôn mới.

Quy hoạch và đầu tư xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ, phù hợp với phong tục văn hóa, điều kiện sản xuất của người dân; dành không gian thoát lũ để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

Tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống của người dân, đặc biệt là giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin và truyền thông, y tế, giáo dục.

Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, làng văn hóa, cộng đồng thiểu số kết hợp phát triển du lịch.

3. Phương hướng phát triển các khu chức năng

Khu kinh tế, khu công nghiệp

- Trong thời kỳ đến năm 2030, tiếp tục phát triển các khu kinh tế trong vùng gắn với các đô thị trọng điểm tại các tiểu vùng, gồm: Phú Quốc (khu kinh tế Phú Quốc), Duyên Hải (khu kinh tế Định An), Năm Căn (khu kinh tế Năm Căn), Tân Châu, Tịnh Biên (khu kinh tế cửa khẩu An Giang), Hà Tiên (khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên), Hồng Ngự (khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp) và Kiến Tường (khu kinh tế cửa khẩu Long An).

- Cải tạo nâng cấp và đổi mới các khu công nghiệp hiện có; khuyến khích thành lập mới, mở rộng phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế trong phạm vi các hành lang phát triển, khu vực phát triển động lực. Ưu tiên phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp tại hành lang đô thị - công nghiệp từ Cần Thơ đến Long An, kết nối với thành phố Hồ Chí Minh và khu vực tứ giác trung tâm.

- Căn cứ nhu cầu đầu tư, quy định về điều kiện thành lập, mở rộng khu kinh tế, khu công nghiệp và quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác định phương án phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp trong quy hoạch tỉnh.

Khu du lịch

Phát triển các khu du lịch, điểm du lịch cấp quốc gia, cấp vùng gắn với việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên (đồi núi, rừng, sông hồ...) và bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử gồm: Khu du lịch quốc gia Phú Quốc, Năm Căn - Mũi Cà Mau, Tràm Chim - Láng Sen, Núi Sam, Thới Sơn; điểm du lịch quốc gia: Cù lao Ông Hổ, Khu lưu niệm Cao Văn Lầu, bến Ninh Kiều, Ao Bà Om, Hà Tiên, Văn Thánh Miếu...

Các vùng sản xuất tập trung

- Vùng sinh thái nước ngọt: Phát triển vùng chuyên canh về lúa gao, kết hợp các sinh kế dựa trên mùa lũ, nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

- Vùng chuyển tiếp ngọt - lợ: Phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái, rau màu, kết hợp nuôi trồng thủy sản mặn, lợ theo mùa.

- Vùng ven biển mặn - lợ: Phát triển vùng chuyên canh về thủy sản theo hướng bền vững.

VI. Phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng

1. Mạng lưới giao thông

Về đường bộ

- Hệ thống cao tốc: Hệ thống đường bộ cao tốc đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 có tổng chiều dài khoảng 1.166 km bao gồm ba trục dọc kết nối các tỉnh, thành phố trong vùng với vùng Đông Nam Bộ và ba trục ngang nhằm tăng cường kết nối với hệ thống cảng biển trong vùng với các cửa khẩu quốc tế

+ Các trục dọc: Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông (đoạn thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau), dài khoảng 245 km, quy mô 4 - 6 làn xe; tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây (đoạn Đức Hòa - Rạch Sỏi) dài khoảng 180 km, quy mô 6 làn xe; tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Tiền Giang - Bến Tre

- Trà Vinh - Sóc Trăng dài khoảng 150 km, quy mô 04 làn xe.

+ Các trục ngang: Tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài khoảng 191 km, quy mô 6 làn xe; tuyến cao tốc Hà Tiên (Kiên Giang) - Rạch Giá - Bạc Liêu dài khoảng 212 km, quy mô 4 làn xe; tuyến cao tốc Hồng Ngự (Đồng Tháp) - Trà Vinh dài khoảng 188 km, quy mô 4 làn xe.

- Hệ thống quốc lộ:

+ Tập trung nâng cấp, cải tạo hệ thống quốc lộ chính yếu, đặc biệt ưu tiên một số tuyến quốc lộ kết nối với các địa phương chưa có đường cao tốc bao gồm: quốc lộ N1; quốc lộ 1, quốc lộ 50; quốc lộ 60; quốc lộ 61C; quốc lộ 62, quốc lộ 30; quốc lộ 80; quốc lộ 91; quốc lộ 63; đường Nam sông Hậu; đường Quản Lộ; với tổng chiều dài dự kiến khoảng 1.815 km; quy mô theo quy hoạch (cấp/làn xe IV-II, 2 - 6 làn xe) duy trì khai thác ổn định các tuyến quốc lộ thứ yếu với tổng chiều dài khoảng 2.351 km (cấp/làn xe IV-III, 2 - 4 làn xe).

+ Rà soát để đầu tư, cải tạo các cầu trên các tuyến quốc lộ chính yếu và thứ yếu hiện có đang bị hạn chế tải trọng, không đảm bảo tĩnh không nhằm nâng cao hiệu quả vận tải trên toàn mạng lưới tại vùng; từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý, bảo trì công trình, nâng cao hiệu quả khai thác trên toàn mạng lưới.

- Tuyến đường bộ ven biển: Hệ thống đường ven biển do địa phương đầu tư xây dựng đảm bảo phù hợp với Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự kiến tuyến đi qua các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang với tổng chiều dài tuyến dự kiến khoảng 788 km.

- Các tuyến đường liên tỉnh: Phát triển một số trục kết nối đến các đầu mối vận tải lớn, các khu công nghiệp, thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển giữa các tỉnh trong vùng bao gồm:

+ Tuyến Khánh Bình - Chợ Mới (An Giang) - Lấp Vò (Đồng Tháp), dài khoảng 85km.

+ Tuyến An Giang - Kiên Giang - Hậu Giang từ quốc lộ N1 đến quốc lộ 61C, dài khoảng 130km.

+ Tuyến Tiền Giang - Long An - kết nối vào quốc lộ 50 về Thành phố Hồ Chí Minh, dài khoảng 30 km.

+ Tuyến Sa Đéc (Đồng Tháp) - Ô Môn (Cần Thơ) - Giồng Riềng (Kiên Giang), dài khoảng 77km.

- Trong quá trình quy hoạch, thiết kế, xây dựng các tuyến giao thông đường bộ, cần tính toán và bố trí các cống, đập đảm bảo yêu cầu về thoát lũ, phòng, chống thiên tai; nghiên cứu phương án kết hợp đoạn tuyến của đường quốc lộ, đường bộ ven biển với hệ thống đê, cống kiểm soát mặn, ngọt trong quá trình lập quy hoạch tỉnh đảm bảo phù hợp với phương hướng phát triển nông nghiệp tại các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp.

Về đường thủy nội địa

- Hành lang vận tải: Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng; nâng cao thị phần vận tải container, trong đó chú trọng kết nối các trung tâm đầu mối của vùng thông qua hành lang vận tải thủy chính là thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau (khối lượng vận tải khoảng 99 - 105 triệu tấn); thành phố Hồ Chí Minh - An Giang - Kiên Giang (khối lượng vận tải khoảng 55,2 - 58,5 triệu tấn); hành lang vận tải thủy kết nối với Campuchia qua sông Tiền, sông Hậu (khối lượng vận tải khoảng 12,7 - 15,3 triệu tấn) và hành lang vận tải thủy ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang (khối lượng vận tải khoảng 62,5 - 70 triệu tấn); cấp kỹ thuật các tuyến đường thủy nội địa chính trên các hành lang vận tải trong vùng được quy hoạch đến năm 2030 đạt cấp IV trở lên.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa: Phát triển 13 cụm cảng hàng hóa đảm bảo tổng công suất hàng hóa thông qua ước tính đạt trên 53 triệu tấn/năm; 11 cụm cảng hành khách đảm bảo tổng năng lực thông qua ước tính đạt 31 triệu lượt hành khách/năm. Hệ thống cảng chuyên dùng phát triển theo nhu cầu vận tải phục vụ trực tiếp và phù hợp với quy hoạch các khu kinh tế, khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, đóng mới sửa chữa phương tiện, chế biến nông, lâm, thủy sản.
- Đối với việc phát triển đường thủy nội địa do địa phương quản lý: Bố trí và phát triển cảng, bến thủy nội địa trên tuyến đường thủy địa phương và cảng hành khách, cảng chuyên dùng, bến thủy nội địa trên tuyến đường thủy quốc gia trong quy hoạch tỉnh phù hợp với tổ chức không gian và phân vùng chức năng, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với quy hoạch các cụm cảng.

Về hàng hải

- Hệ thống cảng biển đến năm 2030 đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua từ 64 đến 80 triệu tấn (hàng container từ 0,6 đến 0,8 triệu TEU); hành khách từ 6,1 đến 6,2 triệu lượt khách; đến năm 2050 đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 5,5 đến 6,1%; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,1 đến 1,25%.

- Cảng biển loại I bao gồm: Cảng biển Cần Thơ, Trà Vinh, Long An. Cảng biển loại II bao gồm: Cảng biển Đồng Tháp, Hậu Giang. Cảng biển loại III bao gồm: Cảng biển Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Khu bến Trần Đề (cảng biển Sóc Trăng) định hướng quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt, đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bến cảng Hòn Khoai (tại đảo Hòn Khoai) định hướng thành bến cảng tổng hợp tiềm năng phát triển có điều kiện phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của nhà đầu tư.

- Nâng cấp, cải tạo, duy trì các tuyến luồng hàng hải trong vùng để đảm bảo hoạt động ổn định và phù hợp với năng lực khai thác của hệ thống cảng biển, trong đó chú trọng cải tạo, nâng cấp các luồng chính bao gồm luồng hàng hải cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu, luồng hàng hải Trần Đề.

Về đường sắt

Mạng lưới đường sắt trong vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm 01 tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ chiều dài khoảng 174 km, khổ đường 1.435 mm.

Về hàng không

- Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đóng vai trò cảng hàng không phục vụ khách du lịch quốc tế và trong nước. Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ là trung tâm đầu mối phát triển logistics hàng không của vùng. Cảng hàng không Rạch Giá và Cà Mau, ngoài vai trò là cảng hàng không nội địa, còn đóng vai trò là trung tâm đào tạo, huấn luyện bay.

- Quy mô các cảng hàng không đến 2030 như sau:

+ Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ: cấp 4E, công suất 7,0 triệu lượt hành khách/năm.

+ Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc: cấp 4E, công suất 10 triệu lượt hành khách/năm.

+ Cảng hàng không Rạch Giá: cấp 4C, công suất 0,5 triệu lượt hành khách/năm.

+ Cảng hàng không Cà Mau: cấp 4C, công suất 1 triệu lượt hành khách/năm.

- Nghiên cứu phát triển mạng lưới các sân bay chuyên dùng phục vụ nhu cầu bay cá nhân, du lịch, cứu hộ cứu nạn tại một số khu vực tiềm năng như Phú Quốc, Châu Đốc, Hà Tiên, Năm Căn, Mỹ Tho, Đồng Tháp, Trần Đề...

Kết nối giao thông đa phương thức

- Tập trung giải quyết các nút thắt, các điểm tắc nghẽn về tĩnh không trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia; đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng cảng container tại các khu vực phát triển trung tâm đầu mối; đầu tư hệ thống trang thiết bị xếp dỡ tại các cảng thủy nội địa với vai trò là bến vệ tinh, thu gom hàng hóa cho cảng biển.

- Kết nối đường bộ với cảng biển: ưu tiên đầu tư các đoạn tuyến đường sau cảng đảm bảo đồng bộ cấp kỹ thuật, kết nối thuận l

Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Bảng giá sơn Mykolor năm 2023 Bảng giá sơn Mykolor năm 2023
Bảng giá sơn Mykolor năm 2023 mới nhất bao gồm các sản phẩm bột trét, sơn lót, sơn nội thất, sơn ngoại thất, sơn chống thấm. Liên hệ 0968978911 để được báo...

Bảng màu sơn Mykolor với 1099 màu sơn Bảng màu sơn Mykolor với 1099 màu sơn
Bảng màu sơn Mykolor với 1099 màu sơn giúp đem lại nhiều lựa chọn màu sắc cho nhiều không gian khác nhau trong ngôi nhà.

Sơn chống phai màu Mykolor với công nghệ mới Anti UV Sơn chống phai màu Mykolor với công nghệ mới Anti UV
Sơn chống phai màu với công nghệ Anti UV của Mykolor là dòng sơn áp dụng công nghệ mới Anti UV, màng sơn có khả năng kháng tia cực tím, tia UV giúp chống phai màu gấp...

Bảng giá sơn Mykolor năm 2023 Bảng giá sơn Mykolor năm 2023
Bảng giá sơn Mykolor năm 2023 mới nhất bao gồm các sản phẩm bột trét, sơn lót, sơn nội thất, sơn ngoại thất, sơn chống thấm. Liên hệ 0968978911 để được báo...

Bảng màu sơn Mykolor với 1099 màu sơn Bảng màu sơn Mykolor với 1099 màu sơn
Bảng màu sơn Mykolor với 1099 màu sơn giúp đem lại nhiều lựa chọn màu sắc cho nhiều không gian khác nhau trong ngôi nhà.

Sơn chống phai màu Mykolor với công nghệ mới Anti UV Sơn chống phai màu Mykolor với công nghệ mới Anti UV
Sơn chống phai màu với công nghệ Anti UV của Mykolor là dòng sơn áp dụng công nghệ mới Anti UV, màng sơn có khả năng kháng tia cực tím, tia UV giúp chống phai màu gấp...

Chọn hướng xây nhà trong năm 2023 mang lại tài lộc và may mắn Chọn hướng xây nhà trong năm 2023 mang lại tài lộc và may mắn
Trong năm 2023 để chọn được hướng xây nhà mang lại tài lộc may mắn thì theo quan niệm phong thuỷ, chọn hướng xây nhà phải phù hợp với mệnh trạch của gia chủ....

Kỹ thuật thi công ốp lát gạch để đạt chất lượng tốt nhất Kỹ thuật thi công ốp lát gạch để đạt chất lượng tốt nhất
Kỹ thuật thi công ốp lát gạch để đạt chất lượng tốt nhất bao gồm công tác chuẩn mặt bằng, thi công ốp lát gạch và bảo dưỡng sau thi công. Khuyến cáo thi...

Gạch Ceramic và gạch Porcelain là gì? Điểm khác và giống nhau Gạch Ceramic và gạch Porcelain là gì? Điểm khác và giống nhau
Không phải ai cũng phân biệt được giữa gạch Ceramic và gạch Porcelain. Hai dòng gạch này khác nhau về thành phần cấu tạo, độ hút nước, độ bền, giá thành và...


Địa chỉ

Kho: 55 Bùi Công Trừng, Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM

Email

vatlieugiaphuc@gmail.com

Hotline: 0968978911

CN quận 12: Đường Tô Ký, P. Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM

Facebook Youtube Google

Bản quyền thuộc về GIAPHUC GROUP. Thiết kế bởi Hpsoft.vn
messenger icon zalo icon