Trước khi tìm hiểu về thành phần cấu tạo của sơn nước chúng ta cùng tìm hiểu sơ về lịch sử ngành sơn nước nhé
1. Lịch sử ngành sơn nước Việt Nam:
Nói đến lịch sử nghành sơn nước Việt Nam, phải nhắc đến 3 hãng sơn dầu đầu tiên và nổi bật nhất của Việt Nam giai đoạn 1914- 1954 đó là:
- Tại Hà Nội: Công ty sơn Thái Bình- Cầu Diễn (Hiện nay là Công ty cổ phần hoá chất sơn Hà Nội)
- Tại Hải Phòng: Công ty sơn Nguyễn Sơn Hà (Hiện nay là Công ty cổ phần sơn Hải Phòng)
- Tại TP.HCM: Công ty sơn Bạch Tuyết (Hiện nay là công ty cổ phần sơn Bạch Tuyết)
- Sản phẩm sơn tiêu thụ trong nước chỉ có sơn dầu, hoàn toàn không có sơn nước, nhà cửa và công trình xây dựng chỉ được trang trí bằng quét nước vôi màu.
- Các loại sơn gốc dầu từ nguyên liệu nhựa thiên nhiên có sẵn ở Việt Nam như: nhựa thông, dầu chẩu…có chất lượng thấp được sản xuất với số lượng nhiều hơn sơn gốc dầu từ nguyên liệu nhựa tổng hợp vì nguồn cung cấp nhựa tạo màng có sẵn trong nước khá dối dào và rẻ tiền.
- Các loại sơn gốc dầu nhựa tổng hợp có chất lượng cao và tốt dùng cho ngành công nghiệp gốc Alkyd, Epoxy…chỉ được sản xuất số lượng ít vì không đủ đáp ứng số nguyên liệu quan trọng khác của ngành sơn như dung môi, bột màu…cần nhập khẩu bằng ngoại tệ.
- Đến giai đoạn 1990- 2008: Giai đoạn đất nước bắt đầu hội nhập với nền kinh tế thế giới, đòi hỏi nhiều sản phẩm mới, chất lượng tốt hơn để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Xuất hiện 1 làn sóng chuyển đổi mạnh mẽ về chất lượng công nghệ sơn trong nước.
- Các doanh nghiệp Việt Nam tích cực đầu tư để lập nhà máy mới, mở rộng xưởng sản xuất, lắp đặt trang thiết bị mới, sản xuất sản phẩm mới (nhiều nhất là sơn nước), mua công nghệ nước ngoài (ví dụ sơn tàu biển và bảo vệ).
- Ngoài ra còn xuất hiện nhiều hãng sơn từ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam như: Mykolor, ICI, Nippon, Akzonobel, Jotun, Interpaint, Toa Thái Lan……
- Những loại sơn thông dụng như:
Sơn trang trí: Gốc nước, Gốc dung môi
Sơn tàu biển và bảo vệ
Sơn công nghiệp: Sơn đồ gỗ, Sơn bột, Sơn coil ( tấm lợp )
Sơn khác: Sơn can, Sơn ô tô tân trang, Sơn Plastic, Sơn sàn, Sơn kẻ tường
- Sơn trang trí đa phần hiện nay thường được biết đến là sơn nước dưới dạng nhũ tương, là hệ sơn phân tán hoặc hoà tan trong nước gồm 1 số dạng chính sau:
Sơn nhũ tương dựa trên gốc PVA, tan trong nước, không ổn định nhưng lại giữ được màu sắc, chống lại tia cực tím, loại rẻ nhất
Sơn nhũ tương dựa trên gốc Styrene butadiene , chống mài mòn cao, nhưng không chịu được ánh sáng mặt trời, sương giá, loại cao hơn PVA
Sơn nhũ tương dựa trên gốc Acrylic, loại đắt nhất, vì chúng ổn định, chống mài mòn, đàn hồi cao. chịu được nước, nhiệt độ, chống lại tia cực tím
2. Quy trình thi công sơn nước:
Sơn nước thường được thi công với 3 bước sau:
Bước 1: Bột trét, thi công 2 lớp
Tính năng:
Dễ trét
Kéo nhẹ tay
Dễ xả nhám, ít bụi
Bám dính tốt
Bề mặt láng mịn
Trét nhiều m2
Chống thấm
Chống nứt
Bước 2: Sơn lót, thi công từ 1 đến 2 lớp
Tính năng:
Chống rêu mốc
Bám dính tốt
Kháng kiềm
Mau khô
Chống thấm
Độ phủ cao
Kháng muối
Chống phấn hoá
Chống ố vàng
Bước 3: Sơn phủ nội thất và sơn phủ ngoại thất, thi công từ 2 đến 3 lớp
Tính năng:
- Sơn phủ nội thất:
Màng sơn mịn màng, đẹp
Độ phủ cao, tiết kiệm chi phí
Chùi rửa được các vết dơ, bẩn
Sơn bóng đẹp
Nhiều màu đẹp , sang trọng
Cứng, chà rửa được
Kháng khuẩn
Hàm lượng VOC thấp, không độc hại
Không mùi, mùi tự nhiên
- Sơn phủ ngoại thất:
Chống thấm, bảo vệ tối đa
Bền màu với thời tiết khắc nghiệt
Chống rêu mốc
Kháng kiềm
Nhiều màu sắc và tươi mới
Sơn bóng đẹp
Chống bám bẩn, chống bám bụi
Chống nóng, tiết kiệm năng lượng
Màng sơn bền, co giãn cao
Che lấp khe nứt nhỏ
3. Thành phần cấu tạo chính của sơn nước:
Sơn nước hiện nay được sản xuất gồm 1 số thành phần chính sau:
1. CHẤT TOẠ MÀNG ( KEO ):
Chức năng: Bám dính, bóng, chống thấm, chịu thời tiết
2. DUNG MÔI ( H20 ):
Chức năng: Hoà tan, khếch tán, độ nhớt sơn
3. TIO2:
Chức năng: Độ trắng, độ bền màu, độ phủ sơn
4. CACO3/ TALC/ KAOLIN:
Chức năng: Độ mịn, bền nhiệt, độ cứng
5. BỘT MÀU:
Chức năng: Bền màu, kháng kiềm
6. CHẤT LÀM ĐẶC:
Chức năng: Độ đặc, chống lắng
7. CHẤT THẤM ƯỚT:
Chức năng: Độ sệt, dễ thi công, tránh vón cục
8. CHẤT PHÂN TÁN:
Chức năng: Đồng nhất sơn
9. CHẤT PHÁ BỌT:
Chức năng: Tạo độ căng bề mặt, phá bọt, tạo bề mặt mịn
10. CHẤT CHỐNG THỐI:
Chức năng: Bảo quản lâu sơn
11. CHẤT CHỐNG RÊU MỐC:
Chức năng: Chống rêu mốc
12. CHẤT KEO TỤ:
Chức năng: Tạo độ ổn định sơn
13. CHẤT ĐIỀU CHỈNH PH:
Chức năng: Bảo quản lâu , kháng kiềm hoá
Trên đây là những thành phần chính của sơn nước hiện nay, tỷ lệ và chất lượng của từng thành phần của từng hãng sơn có thể sẽ khác nhau để phù hợp với mục đích và tài chính của người tiêu dùng.
>>> xem thêm: Kỹ thuật thi công sơn nước để đạt chất lượng tốt nhất
>>> xem thêm: 11 sự cố sơn nước thường gặp và cách khắc phục triệt để
Chia sẻ bài viết: