Chú ý trước khi thi công:
- Vật liệu được dùng đúng theo mục đích sử dụng của nhà sản xuất. Vật liệu sơn/ bả nội thất sử dụng cho thi công trong nhà, ngoại thất sử dụng cho thi công ngoài nhà. Không sử dụng vật liệu sơn/ bả nội thất để thi công ngoài nhà
- Dụng cụ rulo. cọ…. phải thật sạch khi thi công và được rửa sạch bằng dung môi thích hợp khi thi công
- Không sơn lên bề mặt còn ướt. Chỉ tiến hành thi công lớp kế tiếp khi lớp trước được thi công đã khô ( theo quy định của nhà sản xuất ). Không thi công sơn ngoài trời khi trời mưa, sương mù.
Hiện tượng:
- Màu sơn bị loang trắng vài nơi trên bề mặt sơn đã hoàn thiện, các vệt loang tập trung nhiều ở phần đầu tường, các vết nứt, các đường phân tầng, các mặt ngoài máng nước hoặc các đáy khung bao cửa sổ
Nguyên nhân:
- Bề mặt tường phía trong bị nước ngấm vào qua các khe hở, bề mặt không được xử lý chống thấm từ mặt trong
- Thi công sơn trên tường mới tô, chưa đông kết hoàn toàn
- Thi công sơn trên tường còn ẩm hoặc bị thấm
- Không dùng sơn lót hoặc dùng sơn lót không chống kiềm
- Tường có vết nứt và bị ngấm ẩm từ bên ngoài vào
Giải pháp:
- Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm ( vết nứt, nơi có độ ẩm cao… )
- Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ muối, bụi, các chất dầu mỡ bằng phương pháp thích hợp, để khô tường
- Kiểm tra độ ẩm tường < 16% trước khi sử dụng sơn lót đúng chủng loại để thi công
- Sơn lại theo hệ thống sơn
Hiện tượng:
- Màng sơn ở 1 số chỗ bị phồng rộp và bị bong tróc
- Hiện tượng phồng rộp,sần sùi chỉ quan sát được sau khi sơn được 1 thời gian ( từ vài tuần trở lên )
Nguyên nhân:
- Tường có nhiều hơi ẩm, khi sử dụng sơn tạo màng cộng với sự chênh lệch nhiệt độ môi trường, hơi ẩm không thể thoát ra ngoài gây hiện tượng phồng rộp tức thời.
- Xử lý bề mặt không tốt. Sử dụng sơn có chất lượng kém
- Màng sơn mới khô bị nứt, phá huỷ do mưa dầm, độ ẩm cao.
- Sơn 1 lớp phủ hệ dầu lên lớp sơn hệ nước
- Thi công khi bề mặt tường quá nóng
- Màng sơn thi công quá dày
Giải pháp:
- Xử lý triệt để nguồn gốc gây ra ẩm tường
- Cạo bỏ lớp sơn bên ngoài để cho hơi ẩm trong tường bay hết, khô đến mức yêu cầu
- Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ muối, bụi, các chất dầu mỡ bằng phương pháp thích hợp
- Kiểm tra độ ẩm tường < 16% trước khi sử dụng sơn lót đúng chủng loại để thi công
- Sơn lại theo hệ thống
Hiện tượng:
- Rêu mọc xanh hoặc có các đốm đen, xám hay màu nâu trên bề mặt sơn
- Thường gặp ở các khu vực có khuynh hướng bị ngấm nước hoặc nhận được ít hoặc không có ánh sáng trực tiếp. Ví dụ như khí hậu nồm miền bắc
Nguyên nhân:
- Sơn được thi công khi tường chưa đạt độ khô cần thiết
- Sử dụng sơn trong nhà cho tường ngoài trời
- Tường có vết nứt và bị ngấm ẩm
- Khí hậu nồm, khu vực ẩm ướt liên tục, lâu ngày, khu vực ít thoáng khí, tạo môi trường cho rêu mốc phát triển. Ví dụ như khí hậu miền bắc.
Giải pháp:
Nếu tình trạng bề mặt tường và sơn còn trong tình trạng tốt:
- Kiểm tra: dùng thuốc tẩy nhỏ vào nơi có đốm màu, nếu bị mờ đi là bị rêu mốc
- Dùng vải ướt lau chùi vết rêu mốc nếu do khí hậu nồm nếu
Nếu tình trạng bề mặt tường và sơn quá xấu, hư hỏng nặng:
- Xử lý triệt để nguồn gốc gây ra ẩm tường
- Kiểm tra và hoàn thiện lại hệ thống chống thấm của ngôi nhà
- Cạo sạch vết rêu mốc trên tường trước khi sử dụng hóa chất chuyên dụng để tiêu diệt
- Vệ sinh bề mặt sạch sẽ và sơn lại theo hệ thống
Hiện tượng:
- Bề mặt sơn hoàn thiện bị bong tróc, có thể thấy được lớp sơn lót, lớp bột hoặc tường vữa tô
Nguyên nhân:
- Thi công trong điều kiện tường bị ướt, độ ẩm cao , hoặc bị thấm
- Sơn lên tường có lớp sơn cũ, bề mặt bị bẩn, bụi hoặc dính dầu mỡ
- Thi công trong điều kiện nhiệt độ tường >40 độ C và kết hợp thời tiết nắng nóng, dẫn đến màng sơn khô quá nhanh dễ bị rạn nứt và bong tróc màng sơn
- Thời gian thi công giữa 2 lớp sơn quá ngắn < 2 giờ dẫn đến lớp thứ 1 chưa khô đã sơn lớp thứ 2, trường hợp này củng gây bong tróc màng sơn
- Pha nước quá 10% trong quá trình thi công, dẫn đến tính năng tạo màng sơn yếu đi dễ gây bong tróc
- Màng sơn thi công quá mỏng, dẫn đến khả năng kết dính của màng sơn yếu đi củng có thể gây bong tróc
- Sử dụng sơn lót và sơn phủ khi bề mặt tường chưa khô
- Tường bị giữ nước (từ phía trên, bên dưới chân tường, các đường răn nứt, khe hở tường)
Giải pháp:
- Cắt đứt nguồn ngấm nước, gây ẩm tường nếu có
- Cạo bỏ lớp sơn bị phồng rộp bong tróc. Làm sạch bề mặt, thi công lại bề mặt cho bằng phẳng bằng bột trét
- Thi công sơn lót, sơn phủ chất lượng cao, đúng hệ thống.
Hiện tượng:
- Hình thành bột mịn trên bề mặt của màng sơn ( màng sơn sau khi khô, xoa bề mặt bị phấn sơn dính tay )
Nguyên nhân:
- Sử dụng sơn có chất lượng kém
- Tường bị ẩm ướt
- Hệ sơn trong nhà đem sử dụng ngoài trời
- Pha dung môi quá nhiều
Giải pháp:
- Chà cọ bề mặt rửa sạch hoàn toàn bằng nước hoặc thiết bị cọ rửa
- Kiểm tra phấn bám lại trên bề mặt sơn bằng cách xoa tay lên trên bề mặt màng sơn sau khi khô
- Nếu bột phấn còn nhiều thì phải lăn lót bằng sơn lót gốc dầu, hoặc sơn lót gốc acrylic latex, sau đó sơn tiếp lớp sơn hoàn thiện
- Nếu chỉ còn ít hoặc không còn bột phấn và lớp sơn phủ còn trong tinh trạng tốt thì không cần lăn sơn lót, chỉ cần lăn lại lớp sơn hoàn thiện
Hiện tượng:
- Màu sắc sơn bị xuống cấp nhanh, phai màu, nhạt màu hơn 30% so với lúc ban đầu
Nguyên nhân:
- Thi công sơn trên tường còn ẩm hoặc bị thấm
- Dùng sai hệ sơn nội thất cho ngoại thất
- Pha nước quá 10% trong quá trình thi công
- Thi công màng sơn quá mỏng
Giải pháp:
- Đầu tiên phải kiểm tra xử lý triệt để nguồn gốc gây ra ẩm tường nếu có
- Xử lý bề mặt tường, kiểm tra độ ẩm tường < 16% trước khi tiến hành sơn lót đúng chủng loại
- Thi công lại theo đúng hướng dẫn thi công (được in trên bao bì của sản phẩm)
Hiện tượng:
- Bề mặt màng sơn bị nứt gãy thành các vệt
Nguyên nhân:
- Xử lý bề mặt không tốt
- Tường chưa ổn định, kết cấu không đồng đều, gần trục đường lớn
Giải pháp:
- Xử lý các vết nứt lớn theo quy trình xây dựng, nếu vết nứt nhỏ thì đục ra theo vết nứt hình chữ V, xử lý keo hồ chuyên dụng
- Trét bả lại lớp bột trét, thi công lại sơn lót, sơn phủ theo hệ thống sơn
Hiện tượng:
- Bề mặt màng sơn không mịn màng bằng phẳng, bị chảy xệ xuống, có các hạt bọt và các lỗ do bọt vỡ ra
Nguyên nhân:
- Vệ sinh không kỹ, bề mặt tường còn nhiều gồ ghề dẫn đến lăn sơn không đều được sẽ gây ra hiện tượng chảy sơn
- Khuấy trộn thùng sơn không đều
- Lăn sơn quá nhanh, lăn thừa sơn
- Sử dụng rulo không đúng (chiều dài sợi không đúng)
- Lăn sơn hoặc phun sơn không đều tay chỗ dày chỗ mỏng cũng gây ra hiện tượng sơn bị chảy
- Pha sơn quá loãng( pha nhiều nước) không đúng theo tỷ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất, sơn loãng khả năng tạo màng và độ bám dính yếu dẫn đến sơn bị chảy
- Sơn trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá ẩm ướt gây ra hiện tượng lớp sơn bên ngoài khô nhanh hơn nhiều so với lớp bên trong.
Giải pháp:
- Vệ sinh kỹ bề mặt tường trước khi thi công sơn
- Cạo bỏ hết phần sơn bị chảy
- Chà nhám bề mặt sần sùi trước khi lăn sơn lại và phải sử dụng sơn lót trước khi lăn sơn phủ
- Tránh lăn sơn thừa hay sử dụng sơn quá đát
- Sử dụng ruloo có đầu sợi ngắn cho loại sơn bóng hoặc bán bóng
Hiện tượng:
- Bề mặt sơn có các vết màu nâu nhạt và đôi khi trông nó như vết xà phòng hay chất nhày
Nguyên nhân:
- Tất cả các loại sơn đều bị hiện tượng này khi sơn ở những nơi có độ ẩm cao đặc biệt ở trần
Giải pháp:
- Dùng xà phòng rửa sạch nơi bị sự cố
- Khi sơn ở các khu vực có độ ẩm cao nên để màng sơn thật khô mới sử dụng nước
- Tẩy sạch toàn bộ các vết bẩn trước khi sơn lại theo hệ thống
Hiện tượng:
- Bề mặt màng sơn bị các chất bẩn bám vào thành mảng hoặc thành vệt dài chạy sọc xuống
Nguyên nhân:
- Sử dung loại sơn có chất lượng thấp khả năng chống bám bẩn thấp
- Nước đọng lại do ẩm,mưa kèm theo bụi bẩm lâu ngày chảy xuống bám vào màng sơn
Giải pháp:
- Sơn lại và sử dụng loại sơn có chất lượng cao hơn
- Nên dùng sơn lót để tạo màng sơn có độ dày tối đa để chống nhiễm bẩn
- Tạo độ dốc phía trên đầu tường nghiêng vào trong để hạn chế nước đọng lại và chảy trên bề mặt tường
- Vệ sinh thường xuyên để tránh tình trạng bụi bẩn ngấm sâu vào màng sơn
Hiện tượng:
- Khi bề mặt sơn hoàn thiện khô thì màu sắc trên bề mặt không đồng nhất, giống nhau
Nguyên nhân:
- Bề mặt thi công không sơn lót hoặc sơn lót không đồng đều
- Dung môi pha không đồng nhất
- Sơn lăn chưa đủ lớp, lăn ép
- Khuất sơn không đều
- Lăn sơn không đều tay
- Dặm vá không đủ lớp, dùng sơn dặm vá có độ bóng khác nhau
- Sơn được pha loãng với tỷ lệ khác nhau giữa các lần thi công
- Thời điểm thi công cách xa nhau khá lâu trên cùng 1 mảng tường
- Không sử dụng sơn lót không đồng đều trên 1 mảng tường, chỗ có chỗ không
- Số lớp thi công sơn khác nhau trên cùng 1 mảng tường.
- Sau khi pha màu, tiến hành lắc không đủ phút quy định giữa các thùng sơn
- Trong quá trình pha màu, bị hết tinh màu
- Dụng cụ thi công không được vệ sinh sạch sẽ và không có chất lượng tốt
Giải pháp:
- Chỉnh lại tone màu theo ý muốn, sơn thêm 1 lớp mới phủ toàn bộ mảng tường đang sai lệch
- Lăn sơn lót trước khi sơn phủ
- Khuấy sơn thật kỹ trước khi lăn sơn
- Dặm vá hoặc lăn giáp mí nên tán đều sơn
- Lăn đúng kỹ thuật M W
- Sơn đúng quy trình trên bao bì
Trên đây là những sự cố sơn nước thường gặp nhất, hi vọng giúp người sử dụng có thể dự phòng và biết cách xử lý làm sao cho chính xác nhất để đảm bảo được chất lượng tốt nhất cho công trình của mình
>>> Xem thêm: Kỹ thuật thi công sơn nước để đạt chất lượng tốt nhất
Chia sẻ bài viết: